Untitled Document
Hôm nay, 22/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Tạo giống, kỹ thuật trồng trọt phòng trừ sâu bệnh, xác định cấu trúc, tính chất cơ lý - hóa, công nghệ và thiết bị kéo sợi - dệt - hoàn tất mặt hàng từ các giống bông mới / Nguyễn Thị Báu, PGS, PTS (chủ nhiệm đề tài) - Hà nội : Viện công nghiệp dệt sợi , 1996. - 105, PL

   Về chọn tạo giống: Đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận 5 giống bông mới: TM1, AK235 (1992); D16-2 (1994) và LRA, L18 (1995). Ngoài ra giống bông C118, VN20 là 2 giống tốt có nhiều khả năng được công nhận vào năm 1996. Về kỹ thuật canh tác: Đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép đưa vào sản xuất 7 biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả sản xuất bông. Về sâu bệnh hại bông: Xác định 37 loài sâu thuộc 7 bộ côn trùng hại bông ở Tây Bắc. Xác định được danh mục thiên địch tự nhiên đối với sâu hại bông vùng Tây Bắc và thiên địch mới ở phía Nam. Xây dựng quy trình nuôi và sử dụng bọ xít hoa ong mắt đỏ, chế phẩm NPV trừ sâu xanh. Sử dụng chế phẩm sinh học BT với hiệu quả diệt sâu hồng cao (92) và dùng pheromon bẫy ngài sâu hồng đạt hiệu quả tốt. Về chất lượng bông: Đánh giá tính chất cơ lý hóa và cấu trúc xơ của các giống bông mới trong thí nghiệm khảo nghiệm về khu vực hóa. Về công nghệ dệt sợi: Xây dựng quy trình công nghệ kéo sợi, dệt vải và xử lý hoàn tất đối với các giống bông triển vọng. 9 quy trình công nghệ đối với bông luồi. 2 quy trình đối với bông lai. 5 quy trình đối với bông cỏ. Về hiệu quả kinh tế xã hội: Khẳng định vị trí cây bông trong cơ cấu luân canh, đặc biệt ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã có lãi từ 2,53-3,47 triệu đồng/ha. Sản xuất bông trong nước sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân cũng như lao động công nghiệp dệt sợi


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127