Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư phụ nữ (cổ tử cung và vú) tại TP.HCM / GS.TS. Nguyễn, Chấn Hùng, (chủ nhiệm đề tài) - Tp. Hồ Chí Minh, : Bệnh viện Ung Bướu Tp Hồ Chí Minh, , 2010. - 84tr;

   Từ 11/2002 đến 11/2004, Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM đã kết hợp với 8 quận huyện trong thành lập mạng lưới tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú cho phụ nữ. Việc khám tầm soát triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã ở các quận huyện này. Phương tiện tầm soát đối với ung thư cổ tử cung là khám lâm sàng và xét nghiệm Pap, trong khi phương tiện tầm soát ung thư vú được lựa chọn là khám lâm sàng tuyến vú và siêu âm. Thêm vào đó, kết hợp với chương trình khám tầm soát là chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng tuyên truyền phòng chống ung thư. Có 19257 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư cổ tử cung, 9110 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư vú. Đối với ung thư cổ tử cung nhóm tham gia tầm soát là phụ nữ đã có quan hệ tình dục, nhóm tuổi thường nhất là 35-44, tầng lớp lao động chân tay phổ thông. Đối với ung thư vú, nhóm tham gia tầm soát có tuổi thường nhất là 35-55 là lứa tuổi dễ mắc bệnh lý này nhất. Kết quả có 43 trường hợp CIN 2/3 là các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, 12 ca ung thư cổ tử cung xâm lấn, 4 ca ung thư vú xâm lấn. Ngoài ra chương trình còn phát hiện một số bệnh lý lành tính khác của cố tử cung và vú. Kỹ thuật làm phết mỏng tế bào cổ tử cung-âm đạo (xét nghiệm Pap) được thực hiện đạt yêu cầu (mẫu không đạt chỉ có 2,39%) và chuyển giao, tạo được một mạng lưới tầm soát rộng khắp. Kỹ thuật khám lâm sàng tuyến vú cũng được chuyển giao.

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127