Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Nghiên cứu đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng nông sản của vùng Đông Nam Bộ sang thị trường Nhật Bản / ThS. Phạm Đình Cường (chủ nhiệm đề tài) , TS. Nguyễn Thanh Hùng, TS. Nguyễn Minh Tiến, PGS.TS. Võ Phước Tấn, ThS. Võ Văn Khôi. - Tp. Hồ Chí Minh : Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại , 2017. - 159 tr.

   Tổng quan về rào cản kỹ thuật của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng nông sản. Thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với hàng nông sản của vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với một số mặt hàng nông sản của vùng Đông Nam Bộ sang thị trường Nhật Bản. Nâng cao nhận thức về các quy định của Nhật đối với hàng nông sản xuất khẩu và thị trường này, đặc biệt là các quy định về vệ sinh dịch tễ (SPS), rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và khả năng vượt các rào cản kỹ thuật (RCKT) này thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng nhằm đảm bảo chất lượng nông sản tại vùng Đông Nam Bộ và của các vùng miền khác trong cả nước, góp phần phục vụ cho người tiêu dùng trong ngoài nước và phát triển xuất khẩu một cách bền vững trong thời gian tới cả về chất và lượng. Nông sản xuất khẩu được xác định là ngành mũi nhọn, tạo động lực cho việc phát triển các lĩnh vực nuôi trồng và dịch vụ hậu cần, góp phần thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Việt Nam chú trọng xuất khẩu nông sản, vì thế luôn bị động khá lớn từ những rào cản phi thuế quan. Trong khi đó, thị trường trong nước chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Các công ty đã xem Nhật Bản là thị trường tiềm năng, nếu thị trường này bị biến động thì tình hình hoạt động của doanh nghiệp càng khó khăn. Hầu hết các rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được với nguyên nhân vẫn còn một khoảng cách nhất định giữa người nông dân, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Trong khi đó, đầu vào của ngành nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu vì thế việc kiểm tra chất lượng, con giống, vi sinh,…và kỹ thuật nuôi trồng còn nhiều hạn chế. Chính phủ Việt Nam cần có các động thái mạnh mẽ hơn trong tạo lập môi trường hội nhập để giúp các doanh nghiệp và người nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của mình khi nhằm đến thị trường xuất khẩu tại Nhật.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127