Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Vật liệu tiên tiến gốm thủy tinh pha tạp đất hiếm ứng dụng trong quang điện tử / PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân (chủ nhiệm đề tài) , GS.TS. Lê Văn Hiếu, PGS.TS. Lâm Quang Vinh, ThS. Cao Thị Mỹ Dung, ThS. Tạ Thị Kiều Hạnh. - TP. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh , 2018. - 70

   Tìm ra một vật liệu nền phù hợp để pha tạp các ion đât hiếm với nồng độ cao nhằm ứng dụng trong chế tạo laser rắn và thiết bị khuếch đại quang học. Ở đây, các ion được phân tán trong các tinh thể bán dẫn nên có thể pha tạp được nồng độ cao mà không gây ra sự kết tụ của các ion, đồng thời tận dụng quá trình truyền năng lượng từ các tinh thể nano sang đất hiếm nên cường độ phát quang sẽ được tăng cường. Chế tạo các vật liệu khối gốm thủy tinh xSiO2-(100-x) MO- y RE (MO = TiO2, ZnO, SnO2) với các hàm lượng X, y khác nhau. Khảo sát đặc tính cấu trúc của từng loại vật liệu theo các thông số chế tạo như nhiệt độ nung mẫu, nồng độ MO và nồng độ ion. Nghiên cứu tính chất quang của vật liệu: độ truyền qua của vật liệu, phổ huỳnh quang, phổ huỳnh quang kích thích, phép đo thời gian sống... Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ MO lên cường độ phát quang và nồng độ pha tạp ion tối đa trong mỗi vật liệu nền mà không xảy ra hiện tượng dập tắt huỳnh quang do sự kết tụ của các ion. Đưa rbằng chứng và cơ chế của quá trình truyền năng lượng từ các NCs sang các ion và xác định trạng thái định xứ của các ion đất hiếm.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127