Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Khai thác và phát triển nguồn gen giống lạc Sen, lạc Cúc và giống vừng đen Hương Sơn tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ / ThS. Nguyễn Tài Toàn (chủ nhiệm đề tài) , ThS. Hồ Thị Nhung, ThS. Cao Thị Thu Dung, ThS. Phan Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thúy, TS. Nguyễn Thị Thanh, KS. Bùi Văn Sáng, ThS. Lê Văn Trường, KS. Ngô Đức Độ. - Nghệ An : Trường Đại học Vinh , 2015. - 200 tr. + PL

   Giống lạc Sen có một số đặc điểm quý như khả năng chịu hạn và chịu úng khá, tỷ lệ nhân khá (72,35 - 76,95%), hàm lượng protein 27,99 g/100g, hàm lượng chất béo 45,79 g/100g, hàm lượng axít béo không bão hòa chiếm 68,39%, thuộc giống có hàm lượng chất béo cao nhất trong các giống địa phương. Có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức khá, có khả năng chịu hạn ở mức khá, có khả năng chịu úng khá (5 ngày). Tiềm năng năng suất khá, thâm canh có thể đạt 3,0-3,5 tấn/ha. Hoàn thiện được Quy trình chọn lọc phục tráng và chọn lọc thành công giống lạc Sen đảm bảo theo TCVN 8548:2011, đã sản xuất được 232 kg hạt giống siêu nguyên chủng, đảm bảo độ sạch 100%, không có hạt khác dạng, tỷ lệ nảy mầm cao (97%). Hoàn thiện được Quy trình chọn lọc phục tráng và chọn lọc thành công giống lạc Cúc đảm bảo theo TCVN 8548:2011, đã sản xuất được 221 kg hạt giống siêu nguyên chủng, đảm bảo độ sạch, không có hạt khác dạng, tỷ lệ nảy mầm 92%. Hoàn thiện được quy trình chọn lọc phục tráng và chọn lọc thành công giống vừng đen Hương Sơn đảm bảo theo TCVN 8548:2011, đã sản xuất được 54,5 kg hạt giống siêu nguyên chủng, đảm bảo độ thuần 100%, độ sạch 99,6% và tỷ lệ này mầm cao 90%. Trong tổng số 15 chỉ thị (bao gồm 10 chỉ thị SSR và 5 chỉ thị SRAP) thì có 14 chỉ thị được sử dụng để chọn lọc các dòng G1 sau chọn lọc của giống vừng đen Hương Sơn nhân lên được vùng DNA mục tiêu. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho giống vừng đen Hương Sơn cho thấy, bón phân đạm, phân kali, thời vụ gieo trồng và biện pháp ngắt ngọn không ảnh hưởng đến năng suất của giống vừng đen Hương Sơn, bón phân lân ở mức 60 kg/ha cho năng suất thực thu đạt 9,30 tạ/ha, bón vôi ở mức 300 kg/ha cho năng suất thực thu đạt 10,16 tạ/ha, bón phân vi lượng Sitto-V ở mức 30 kg/ha cho năng suất tối ưu, đạt 9,35 tạ/ha, mật độ trồng thích hợp là 50 cây/m2 cho năng suất đạt 9,93 tạ/ha, phương thức gieo hàng cho năng suất thực thu đạt 10,57 tạ/ha. Kết quả trình diễn giống vừng đen Hương Sơn ở quy mô 1 ha cho năng suất đạt 10,2 tạ/ha, cao hơn giống gốc ban đầu 25,5%, trồng vừng cho hiệu suất sử dụng đồng vốn là 8,6 lần và hiệu quả kinh tế tăng 41%. Kết quả trình diễn giống lạc Sen ở quy mô 02 ha cho năng suất đạt 3,11 tấn/ha, vượt so với giống gốc ban đầu 15,43%, hiệu suất sử dụng đồng vốn đạt 3,39 lần, hiệu quả kinh tế tăng 38% so với sản xuất đại trà và 34% so với giống chưa phục tráng. Kết quả trình diễn giống lạc Cúc ở quy mô 02 ha cho năng suất đạt 2,35 tấn/ha, vượt so với giống gốc ban đầu 17,70%, hiệu suất sử dụng đồng vốn đạt 3,44 lần và hiệu quả kinh tế tăng 36% so với sản xuất đại trà và 45% so với giống chưa phục tráng.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127