Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vĩ mô kinh tế - xã hội và môi trường của chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam / TS. Nguyễn Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) , ThS. Đặng Hương Giang, KS. Nguyễn Gia Xuân, ThS. Vũ Duy Hùng, KS. Vũ Ngọc Đức, ThS. La Ngọc Lan, KS. Vũ Bình Dương, CN. Lê Thị Thu Thủy, CN. Đào Hải Tuấn. - Hà Nội : Viện Năng lượng , 2016. - 81 tr.

   Nghiên cứu tác động đến yếu tố kinh tế-xã hội và môi trường vĩ mô trong việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Xây dựng bảng I-O để đánh giá định lượng về tác động kinh tế vĩ mô của một chương trình điện hạt nhân . Làm cơ sở khoa học và kỹ thuật và đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia về sự bắt đầu Chương trình năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Khung ma trận đánh giá định lượng các ảnh hưởng kinh tế-xã hội và môi trường vĩ mô(bao gồm GDP,Giá, Lao động, Phát thải khí nhà kính). Giai đoạn 2005-2010, cơ cấu tiêu thụ điện thay đổi theo xu hướng giảm dần tỉ trọng điện dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư từ 43,9% năm 2005 xuống 37,9% năm 2010, tỉ trọng điện dùng cho công nghiệp-xây dựng lại tăng nhanh từ 45,9% năm 2005 lên 52,8% năm 2010. Giai đoạn 2011-2014, tỷ trọng điện dùng cho công nghiệp-xây dựng hầu như ít thay đổi giữ ở mức 53-54% do sản xuất sụt giảm, trong khi đó tỷ trọng điện tiêu thụ cho dân dụng vẫn giảm nhẹ từ 37,9% năm 2010 xuống còn 35,9% năm 2014. Tỉ trọng điện tiêu thụ cho thành phần phụ tải khác có xu hướng tăng lên. Về tiêu thụ điện trong ngành công nghiệp: Tiêu thụ điện cho ngành này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm. Tốc độ tăng bình quân điện tiêu thụ cho ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2005-2014 là 14,4%/năm (toàn nền kinh tế là 12,2%/năm). Tuy nhiên, tốc độ tiêu thụ điện trong ngành tăng cao ở giai đoạn 2006-2010 (16,7%/năm), ở giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 tốc độ giảm xuống chỉ còn 11,5%/năm. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất chung của toàn ngành công nghiệp tăng trưởng chậm (GDP ngành công nghiệp-xây dựng giai đoạn 2011-2014 tăng bình quân 6,2%/năm) và còn do một số ngành sản xuất tiêu thụ điện lớn như sản xuất thép, xi măng… do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho nhiều nên nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc phá sản, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp khác cũng ở tình trạng tương tự dẫn đến sản lượng điện tiêu thụ cho ngành công nghiệp tăng trưởng chậm.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127