Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn cây thuốc Việt Nam phục vụ ngành Hóa dược / TS. Nguyễn Văn Thuận (chủ nhiệm đề tài) , TS. Phạm Thanh Huyền, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, TS. Nguyễn Văn Tài, TS. Đỗ Thị Hà, CN. Trương Quang Lực, ThS. Phan Văn Trưởng, ThS. Nguyễn Thị Thu Trang, CN. Trần Minh Trường, PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi. - Hà Nội : Viện Dược liệu , 2016. - 200 tr.

   Tổng hợp kết quả nghiên cứu về nguồn cây thuốc phục vụ phát triển sản xuất Hoá dược của Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây. Đối với cây thuốc trong nước, đã xây dựng được danh lục cây thuốc mọc tự nhiên và cây thuốc trồng có tiềm năng đưa vào khai thác, phát triển phục vụ sản xuất hóa dược. Đây là những dẫn liệu làm cơ sở để xây dựng định hướng và các giải pháp nghiên cứu tạo nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển hoá dược, kể cả khi cần thiết phải nhập nội giống để phát triển thành nguồn nguyên liệu trong nước. Điều tra đánh giá thực trạng về các loài cây thuốc có tiềm năng thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp hoá dược: - Đối với nhóm cây tự nhiên, qua điều tra cho thấy, việc khai thác các loài cây thuốc tự nhiên vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa tuân thủ theo các qui trình khai thác bền vững, hay hướng dẫn GACP-WHO. Đã uớc tính được khả năng khai thác và vùng phân bố tập trung của 5 loài/nhóm loài mọc tự nhiên có tiềm năng là nguyên liệu cho công nghiệp hóa dược. Hiện mới chỉ có 02 loài là Chè dây, Đảng sâm được nghiên cứu xây dựng qui trình khai thác bền vững theo GACP-WHO tại vùng khai thác; - Đối với nhóm cây thuốc trồng, đã xác định được qui mô, diện tích, năng suất, sản lượng, vùng trồng của 28 loài cây thuốc trồng có tiềm năng là nguyên liệu cho công nghiệp hóa dược. Trong đó, 11 loài được trồng với diện tích hàng trăm hecta như: Gừng (750), Nghệ (350 ha), Đinh lăng (250 ha), Actiso (200 ha), Bụp giấm, Kim tiền thảo, Ngưu tất, Trinh nữ hoàng cung (khoảng 100 ha); hay tới hàng nghìn hécta: như Gấc, Hòe, Tỏi, Bằng lăng nước (500 tấn/năm). Lựa chọn được 8 loài cây thuốc có triển vọng (trong cả nhóm cây trồng và cây mọc tự nhiên), tiến hành thu thập mẫu tại nhiều vùng khác nhau và định lượng hoạt chất bằng HPLC. Kết quả bước đầu cho thấy, hàm lượng hoạt chất trong cây tại các vùng rất khác nhau, tuy nhiên, mỗi loài đều có nhiều mẫu có hàm lượng hoạt chất vượt trội so với yêu cầu trong dược điển. Điều này gợi ý nghiên cứu sâu hơn về vùng trồng. Trong số này, có 6 loài Chương trình Hóa dược và các Bộ ngành nên có hướng phát triển làm thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là: Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa), Bình vôi (Stephania brachyandra), Đan sâm (Salvia miltiorrhiza), Hoàng bá (Phellodendron amurense), Hương nhu tía (Ocimum sanctum) và Nghệ vàng (Curcuma longa). Lựa chọn được cây Nga truật (Curcuma zedoaria) để nghiên cứu thành phần hóa học, phân lập và xác định được cấu trúc của 8 chất tinh khiết từ rễ củ cây Nga truật dựa trên các phương pháp hiện đại. Đây là loài có thể phát triển tốt tại Việt Nam nhưng còn chưa được nghiên cứu và mới chỉ được sử dụng trong YHCT Việt Nam do Bộ Y tế ban hành. Với lợi thế được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, Nga truật là đối tượng đáng được hỗ trợ phát triển trong thời gian tới. Xây dựng cơ sở dữ liệu của 50 loài cây thuốc có tiềm năng thành nguyên liệu cho công nghiệp hoá dược được xây dựng thành các trường thông tin được thiết kế, quản lý bởi phần mềm chuyên dụng trên nền tảng trang web và Cơ sở dữ liệu Công nghiệp Hóa dược Việt Nam của Bộ Công thương, tương thích với cơ sở dữ liệu đã có. Cơ sở dữ liệu về nguồn cây thuốc Việt Nam phục vụ ngành Hóa dược có thể truy cập từ website của Bộ Công thương và được cập nhật thường xuyên theo yêu cầu. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho nguồn nguyên liệu nói trên phục vụ sản xuất hoá dược bao gồm 4 nhóm giải pháp: Giải pháp về khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn nguyên liệu tự nhiên. Giải pháp về qui hoạch vùng trồng, bảo tồn cây thuốc; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về cơ chế chính sách và Giải pháp về đầu tư, tài chính.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127