Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu / ThS. Trần Đình Hiệp (chủ nhiệm đề tài) , ThS. Đinh Sỹ Minh Lăng, ThS. Đỗ Hữu Hưng, ThS. Trần Việt Phương, ThS. Lê Thị Minh Hà, CN. Bùi Tuấn Hoàn, CN. Trần Phương Nga. - Hà Nội : Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ , 2017. - 116 tr.

   Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ra bên ngoài. Đồng thời, xây dựng khung khổ lý luận cho việc xác định các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trang xuất khẩu và các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu trong giai đoạn 2012-2016, đề tài đã đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Xác định hệ thống các quan điểm, mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo từng nhóm/mặt hàng và thị trường một số nước Đông Âu cụ thể. Trên cơ sở đó, khuyến nghị hệ thống các giải pháp từ pía Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó: Nhà nước cần nhanh chóng hình thành định hướng chiến lược tập trung ưu tiên hơn đối với phát triển thương mại và đầu tư với khu vực thị trường này và có các nỗ lực hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư mạnh mẽ cho doanh nghiệp cũng như có chính sách khuyến khích, khích lệ các doanh nghiệp Việt và cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu phát huy vai trò cầu nối quan trọng của mình và trên hết, nhà nước cần tập trung các nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để tạo môi trường hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đối với Việt Nam hiện nay, giải pháp cơ bản nhất để thúc đẩy xuất khẩu là tiếp tục đẩy mạnh những cải cách trong nước dựa trên những nguyên tắc của kinh tế thị trường, tiến tới tự do hóa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường vai trò hỗ trợ thích hợp của nhà nước đối với xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đặc biệt của EU nói riêng để phục vụ mục tiêu mở rộng xuất khẩu. Chính phủ cần tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, Ban, ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU nói chung và thị trường các nước Đông Âu nói riêng một cách toàn diện trong chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và các chính sách xúc tiến xuất khẩu cũng như các chính sách hỗ trợ khác nhằm giúp cho Việt Nam nhanh chóng tăng trưởng phát triển thực hiện tốt mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển. Về phía các doanh nghiệp, điều đặc biệt quan trọng là phải bắt tay xây dựng một chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài với các nước Đông Âu, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại các thị trường này; nỗ lực xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tích cực thâm nhập mạng lưới sản xuất, phân phối của các công ty đa quốc gia EU và toàn cầu đang có mặt tại các nước Đông Âu. Đối với thị trường các quốc gia Đông Âu, các doanh nghiệp cần phải kiên trì lựa chọn và xây dựng những kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp. Một trong những công việc đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Đây là một nguồn đầu tư tốn kém.Thông tin thị trường và việc nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường là quan trọng nhất trong thị trường cạnh tranh của người mua. Hoạt động chiến lược phải dựa trên kết quả của việc đánh giá thị trường và bản thân doanh nghiệp. Cơ hội và điểm mạnh phải được tối ưu hóa trong khi nguy cơ và điểm yếu phải biến thành điểm mạnh


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127