Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-62-1330 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng tiếng Việt và tiếng Gia - rai trên lớp học ở các lớp 1 - 2 vùng dân tộc thiểu số Gia - rai của tỉnh Gia Lai 
  Tổ chức chủ trì Viện Ngôn ngữ học 
  Cơ quan chủ quản Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 
  Cơ quan cấp kinh phí Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương 
  Cán bộ phối hợp ThS. Trần Thùy An, TS. Nguyễn Thị Phương, TS. Phạm Thị Hương Quỳnh 
  Lĩnh vực nghiên cứu 60202. Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam 
  Thời gian bắt đầu 01/2015 
  Thời gian kết thúc 12/2016 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 262 tr. 
  Tóm tắt Lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy và giảng dạy ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học sinh trên lớp học sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ (tức là học trong môi trường đa ngữ) thì có hai sự lựa chọn xảy ra: hoặc là giáo dục đơn ngữ (chỉ sử dụng một ngôn ngữ làm công cụ giảng dạy) hoặc là giáo dục song ngữ (sử dụng hai ngôn ngữ làm công cụ giảng dạy). Mỗi cách tiếp cận đơn ngữ hay đa ngữ đều có những lợi ích và bất cập. Việc lựa chọn giáo dục đơn ngữ hay song ngữ phụ thuộc vào chính sách và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Chính sách ngôn ngữ của nhà nước ta khuyến khích và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số được sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục (Hiến pháp 1946, Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991...), nhưng thiếu những điều khoản cụ thể qui định việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong giáo dục (Luật Giáo dục 1998, 2005...). Đối với trẻ em DTTS, tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của các em, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Đối với các em, tiếng Việt trong nhà trường thực hiện chức năng kép: vừa là phương tiện học tập vừa là đối tượng cần chiếm lĩnh. Hai mục tiêu này luôn song hành và bổ trợ cho nhau. Để phân tích việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác giữa giáo viên và học sinh trong giờ học, nghiên cứu đã sử dụng kết hợp cả hai cách tiếp cận của phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn. Chất lượng giáo dục dân tộc luôn là trọng tâm ưu tiên trong các chính sách giáo dục của tỉnh Gia Lai, trong đó vấn đề khắc phục rào cản ngôn ngữ cho HS lớp 1-2 là những ưu tiên hàng đầu. Điều này thể hiện ở việc tỉnh luôn luôn nhiệt tình tham gia vào các chương trình và sáng kiến giáo dục DTTS. Trường Tiểu học Ngô Mây có đặc điểm gần 100% HS là người dân tộc thiểu số Gia-rai nên rất thuận tiện cho việc thí điểm các mô hình giáo dục khác nhau. Trường có đội ngũ giáo viên DTTS khá đông nên đã được lựa chọn để thí điểm "Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ". Nghiên cứu thực hành này đã kết thúc vào thời điểm khảo sát năm 2015 nhưng các giáo viên dân tộc vẫn được khuyến khích sử dụng tiếng mẹ đẻ cùng với tiếng Việt để dạy học ở những lớp đầu cấp. Đây là điều kiện thuận lợi để tìm hiểu việc sử dụng tiếng Việt và tiếng Việt cùng với tiếng Gia-rai trên lớp học. 
  Từ khoá Tiếng việt; Tiếng Gia - Rai; Dân tộc thiểu số 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14520 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127