Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-24-1218 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu lựa chọn vật liệu chèn hợp lý trong công nghệ chèn lò bằng sức nước để bảo vệ bề mặt tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh 
  Tổ chức chủ trì Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin 
  Cơ quan chủ quản Bộ Công Thương 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Công thương 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Lê Đức Nguyên 
  Cán bộ phối hợp TS. Đào Hồng Quảng, ThS. Trần Tuấn Ngạn, ThS. Đinh Văn Cường, ThS. Nguyễn Đình Thống, TS. Đào Ngọc Hoàng, TS. Trần Minh Tiến, TS. Lê Đức Vinh, TS. Lê Văn Hậu, ThS. Đàm Huy Tài, TS. Phạm Trung Nguyên 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất 
  Thời gian bắt đầu 01/2016 
  Thời gian kết thúc 12/2016 
  Năm viết báo cáo 2016 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 102 tr. 
  Tóm tắt Tổng hợp kinh nghiệm của nước ngoài. Kết quả cho thấy, Nga, Ba Lan… thường sử dụng vật liệu chèn (VLC) là cát sông hoặc đá thải nghiền nhỏ. Khối chèn tạo bởi vật liệu chèn như trên có khả năng chịu áp lực tốt. Các mỏ của Trung Quốc thường sử dụng VLC là hỗn hợp của 30 ÷ 40% đá thải < 5mm, 15 ÷ 20% đá thải 5 ÷ 25mm, 30 ÷ 32% tro bay và 5 ÷ 10% xi măng. Khối chèn tạo bởi vật liệu trên có độ liên kết tốt, thoát nước ít (khoảng 3 ÷ 5%), ít ảnh hưởng đến điều kiện khai thác của lò chợ đã cho phép các mỏ khai thác được hàng triệu tấn than nằm dưới các công trình cần bảo vệ. Khảo sát, đánh giá trữ lượng các loại vật liệu có sẵn có trong khu vực. Kết quả cho thấy, ngoại trừ cát sông thì các loại vật liệu như đá thải, xít thải hay tro xỉ nhà máy nhiệt điện đều có trữ lượng rất lớn, có thể sử dụng làm vật liệu chèn. Trong đó, tro xỉ nhà máy nhiệt điện có nhiều lợi thế hơn so với đá thải, xít thải do có cỡ hạt tương đối nhỏ, không phải đầu tư dây chuyền nghiền sàng. Triển khai 4 nhóm thí nghiệm, bao gồm: (1) - thí nghiệm xác định một số tính chất cơ bản của vật liệu; (2) - thí nghiệm xác định khả năng vận tải thủy lực của vật liệu; (3) - thí nghiệm về tốc độ thoát nước của khối chèn và (4) - thí nghiệm xác định mối tương quan giữa cường độ kháng nén và tỷ lệ co ngót của khối chèn. Kết quả cho thấy,VLC lò thủy lực phù hợp cho các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh là hỗn hợp tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện theo tỷ lệ 1W : a FA : bBA. Trong đó, giá trị a và b tối ưu là 2,4 và 1,5. Giá trị a và b phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của tro bay, tro đáy và để đảm bảo tỷ lệ hợp lý, cần kiểm soát nồng độ của hỗn hợp thông qua tỷ trọng. Theo đó, tỷ trọng của dung môi tro bay - nước trước khi bổ sung tro đáy là D1 = 1,38g/cm³, tỷ trọng của hỗn hợp vật liệu chèn (bao gồm nước, tro bay và tro đáy) là D2 = 1,58 ÷ 1,6 g/cm³. Tiến hành thiết kế cho một điều kiện mỏ cụ thể vùng Quảng Ninh là lò chợ VM-K8-7 thuộc vỉa K8, mức -110/-150 khu Vũ Môn, Cty than Mông Dương. Kết quả cho thấy, việc áp dụng công nghệ chèn lò thủy lực là khả thi về mặt kỹ thuật, các giá trị sụt lún biến dạng bề mặt địa hình trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, giá thành phân xưởng tính toán còn cao (khoảng 626.981 đ/tấn), cao hơn so với giá thành của lò chợ gỗ trong cùng điều kiện (442.052 đ/tấn), nguyên nhân chính là do chi phí vận chuyển, chế biến vật liệu chèn và chi phí chèn lò còn cao. 
  Từ khoá Vật liệu; Mỏ hầm lò; Công nghệ chèn lò 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14408 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127