Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-24-1220 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ vận tải đất đá bằng băng tải dốc với hệ thống băng nén ép cho các mỏ than lộ thiên Việt Nam 
  Tổ chức chủ trì Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin 
  Cơ quan chủ quản Bộ Công Thương 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Công thương 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Đỗ Ngọc Tước 
  Cán bộ phối hợp TS. Lưu Văn Thực, ThS. Phạm Xuân Tráng, TS. Lê Công Cường, TS. Đoàn Văn Thanh, TS. Bùi Duy Nam, ThS. Đỗ Kiên Cường, KS. Tôn Thu Hương, ThS. Vũ Đình Trường, ThS. Lê Bá Phức, ThS. Đàm Công Khoa 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất 
  Thời gian bắt đầu 01/2016 
  Thời gian kết thúc 12/2016 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 112 tr. 
  Tóm tắt Khảo sát, đánh giá tình hình vận tải đất đá tại các mỏ than lộ thiên Việt Nam. Tổng quan kinh nghiệm sử dụng băng tải dốc tại các mỏ lộ thiên ở nước ngoài có điều kiện tương tự ở Việt Nam. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế ảnh hưởng tới công nghệ vận tải bằng băng tải dốc tại các mỏ than lộ thiên. Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ vận tải đất đá bằng băng tải dốc với hệ thống băng nén ép cho các mỏ than lộ thiên Việt Nam. Tính toán thử cho mỏ Khánh Hòa. Chi phí khai thác tại các mỏ than lộ thiên sâu phụ thuộc chủ yếu vào chi phí vận tải. Tại các mỏ khai thác lộ thiên trên thế giới, khi chiều cao nâng tải trên bờ mỏ lớn hơn 150 m đã chuyển sang công nghệ vận tải liên hợp ô tô - băng tải. Nhờ kết cấu đặc biệt, băng tải dốc với hệ thống băng nén ép sử dụng được với độ dốc cao, bằng góc dốc bờ mỏ nên rút ngắn cung độ vận tải. Công nghệ vận tải đất đá bằng băng dốc với hệ thống băng nén ép đã sử dụng hiệu quả tại các mỏ lộ thiên trên thế giới như: Nga, Ấn Độ, Mỹ, Anh… . Các thông số của băng tải dốc với hệ thống băng nén ép như bề rộng, góc dốc, công suất động cơ, vận tốc băng… phụ thuộc vào khối lượng đất đá cần vận chuyển, kích thước hình học của mỏ, góc dốc bờ mỏ, kích thước cỡ hạt và thời gian hoạt động hàng năm. Các mỏ than lộ thiên Việt Nam với các thông số: góc dốc bờ mỏ từ 32÷35°; chiều cao nâng tải từ 300÷400 m, đất đá tại khu vực đặt băng chịu được tốc độ dao động lớn hơn 30mm/s có thể sử dụng phương án vận tải liên hợp ô tô băng tải dốc với hệ thống băng nén ép với tốc độ vận tải 3,15 m/s trong các trường hợp: Khối lượng mỏ yêu cầu tại mỗi tầng Q' = 300÷500 tấn/giờ và chiều cao nâng tải H > 180÷240 m. Khối lượng mỏ yêu cầu tại mỗi tầng Q' = 700÷1.100 tấn/giờ và H > 120 m. Tại mỏ than Khánh Hòa, để vận tải đất đá có thể sử dụng hệ thống vận tải liên hợp ô tô q = 58 tấn + hệ thống băng tải dốc với hệ thống băng nén ép có bề rộng 1,2 m chiều dài 280 m, góc dốc 30° vận tải đất đá nâng từ các mức (-60÷-210) lên mặt mỏ. Từ mặt mỏ sử dụng tiếp băng nghiêng (11°) có bề rộng 1,2 m, chiều dài 500 m, tốc độ 3,15 m/s sẽ đảm bảo năng suất tuyến băng đạt 3000-5000 tấn/giờ, chi phí theo giờ giảm khoảng 35,55 triệu đồng (giá thành bằng 72 %) so với phương án vận tải ô tô đơn thuần. 
  Từ khoá Băng tải dốc; Mỏ than lộ thiên; Băng nén ép 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14410 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127