Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-60-1149 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu ứng dụng bức xạ ion hóa kết hợp công nghệ ribosome nhằm cải thiện khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩn Bacillus subtilis 
  Tổ chức chủ trì Trung tâm chiếu xạ Hà Nội 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam 
  Cơ quan chủ quản Bộ Khoa học và Công nghệ 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Khoa học và Công nghệ 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Trần Băng Diệp 
  Cán bộ phối hợp TS. Trần Minh Quỳnh, ThS. Nguyễn Văn Bính, CN. Hoàng Đăng Sáng, KS. Hoàng Phương Thảo, CN. Phạm Duy Dưỡng, CN. Nguyễn Thị Thơm, ThS. Tạ Bích Thuận, PGS.TS. Võ Thị Thương Lan 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20314. Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị năng lượng 
  Thời gian bắt đầu 01/2015 
  Thời gian kết thúc 12/2016 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 132 tr. 
  Tóm tắt Bacillus subtilis B5, Bacillus subtilis H12 và Bacillus subtilis VI là các chủng vi khuẩn có khả năng sinh protease cao được tuyển chọn từ một số phòng thí nghiệm trong nước. Huyền dịch tế bào ở giai đoạn phát triển theo hàm mũ và đĩa thạch dinh dưỡng có cấy tế bào của 3 chủng vi khuẩn này được xử lý chiếu xạ ở dải liều 0-3000 Gy trên nguồn Co-60 tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Kết quả cho thấy dù xử lý chiếu xạ theo cách nào thì tỷ lệ vi khuẩn sống sót đều giảm theo liều chiếu và đường cong sống sót của chúng dường như tuân theo lý thuyết mô hình truyền năng lượng. Đột biến sinh protease cao ở các chủng Bacillus subtilis xuất hiện ở tất cả các liều xạ và tỷ lệ đột biến cao hơn trong khoảng liều từ 700-1500 Gy là khoảng liều mà số lượng tế bào sống sót sau chiếu xạ giảm từ 3-4 đơn vị Log so với dạng thuần không chiếu xạ. Khảo sát ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ liều khác nhau tới khả năng kháng rifampicin (0,2 μg/ml) và streptomycin (20 μg/ml) của các chủng Bacillus subtilis cũng được khảo sát. Tần số đột biến kháng kháng sinh của cả 3 chủng vi khuẩn nghiên cứu đều tăng đáng kể nhờ xử lý chiếu xạ. Tần số đột biến kháng rifampicin đạt giá trị cao nhất ở liều 2000 Gy, cao hơn tần số tự phát từ 1,55-5,46x103 lần. Trong khi đó, tần số biến kháng streptomycin lớn nhất là 1,61x10-3 , 1,68x10-2 , 2,22x10-2 , tương ứng lần lượt với các chủng B5, H12 và VI gây ra bởi liều chiếu xạ 1000 Gy. Sau lần sàng lọc đầu tiên, 82 khuẩn lạc kháng rifampicin 0,2 μg/ml và 25 khuẩn lạc kháng streptomycin 20 μg/ml có khả năng sinh protease cao hơn chủng thuần được lựa chọn từ các chủng Bacillus subtilis B5 và H12 đã xử lý chiếu xạ. Không lựa chọn được khuẩn lạc tiềm năng nào từ chủng Bacillus subtilis VI chiếu xạ. Trong các lần sàng lọc tiếp theo, bằng cách tăng dần nồng độ kháng sinh trong môi trường nuối cấy đã thu được 17 khuẩn lạc kháng xạ, kháng KS có khả năng sinh protease vượt trội so với các chủng gốc ban đầu. 
  Từ khoá Bức xạ ion hóa; Công nghệ ribosome; Vi khuẩn Bacillus 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14339 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127