Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  MS đề tài 103.01-2015.19 
  Số đăng ký KQ 2018-52-405 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu tác động của thành phần xoay chiều bậc hai (2w) trong nghịch lưu tăng áp 
  Tổ chức chủ trì Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ CHí Minh 
  Cơ quan chủ quản Bộ Giáo dục và Đào tạo 
  Cơ quan cấp kinh phí Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Quốc gia 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ Nguyễn Minh Khai 
  Cán bộ phối hợp Nguyễn Trường Thịnh, Lê Hiếu Giang, Nguyễn Minh Tâm, Trần Tấn Tài, Cao Nhật Tân, Võ Đại Vân, Trần Văn Thuận 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20201. Kỹ thuật điện và điện tử 
  Thời gian bắt đầu 15/05/2016 
  Thời gian kết thúc 16/01/2018 
  Năm viết báo cáo 2018 
  Nơi viết báo cáo TP. Hồ Chí Minh 
  Số trang 120 
  Tóm tắt Xây dựng mô hình vật lý cho bộ nghịch lưu tăng áp, thiết lập các phương trình quan hệ dòng điện, điện áp tích nạp cho các tụ điện, cuộn dây theo các tham số là trạng thái đóng ngát và chỉ số điều chế sóng mang (carier modulation index). Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của thành phần xoay chiều tần số 2w đến các thông số thiết kế mạch, lựa chọn linh kiện, tính toán hiệu suất. Kết hợp các kỹ thuật điều chế độ rộng xung để điều khiển bộ nghịch lưu tăng áp. Kết quả so sánh giữa hai bộ nghịch lưu được kiểm chứng mô phỏng trên phần mền PSIM. Nghịch lưu tăng áp được ghép tầng đa bậc để ứng dụng trong công suất cao, giảm kích thước của bộ lọc ngõ ra. Mô hình vật lý cho bộ nghịch lưu tăng áp đa bậc cũng được xác định, mối quan hệ giữa điện áp vào và điện áp ra được chỉ ra. Một giải thuật điều khiển cân bằng điện áp nguồn giữa các module cũng được trình bày. Kết quả mô phỏng sẽ được chỉ ra trên phần mềm PSIM. Xây dựng mô hình máy biến áp tần số cao, các phương trình, sơ đồ tương đương thay thế. Phân tích hiện tượng tạo gai điện áp trên thanh cái dc, ảnh hưởng của các quá trình chuyển mạch, xem xét các chế độ làm việc liên tục (CCM) và chế độ làm việc không liên tục (DCM). Từ đó, đề xuất phương pháp xử lý giảm gai điện áp bằng cách thay đổi cách quấn dây để giảm điện kháng tản (leakage inductance) hoặc sử dụng mạch phụ (snubber) để hạn chế gai điện áp. Ngoài ra, một phương pháp điều chế xung mới cũng được đề xuất nhằm cải thiện tỷ số ngăn mạch. Tính toán, lựa chọn các thông số cuộn cảm và tụ điện khi xét đến ảnh hưởng của thành phần tín hiệu nhỏ 2w cũng được chỉ ra. 
  Từ khoá Dòng điện; Tụ điện; Điện áp; Máy biến áp; Thành phần xoay chiều bậc hai; Nghịch lưu tăng áp 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14935 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127