Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  MS đề tài ĐM.08.NT/13 
  Số đăng ký KQ 2017-60-1158 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt 
  Tổ chức chủ trì Trung tâm Sinh học Thực nghiệm 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Viện Ứng dụng Công nghệ 
  Cơ quan chủ quản Bộ Khoa học và Công nghệ 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Khoa học và Công nghệ 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Quốc gia 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Nguyễn Phương 
  Cán bộ phối hợp ThS. Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, ThS. Phạm Tuấn Đạt, CN. Mã Thị Bích Thảo, CN. Bùi Xuân Phương, KS. Nguyễn Trường Thịnh, KTV. Cù Văn Thành, ThS. Nguyễn Ánh Ngọc, ThS. Bùi Thị Thanh Phương, ThS. Lê Thị Bảo Ngọc 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20902. Các công nghệ sản phẩm sinh học (các sản phẩm được chế tạo sử dụng vật liệu sinh học làm nguyên liệu), vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học. 
  Thời gian bắt đầu 12/2013 
  Thời gian kết thúc 08/2017 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 186 tr. 
  Tóm tắt Khảo sát đánh giá tính chất vật lý, thành phần hóa học của 2 giống dừa: dừa ta (3 mẫu) và dừa dầu (1 mẫu) trên 11 tháng tuổi, được trồng phổ biến ở Bến Tre và Phú Yên từ đó xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu dừa cho sản xuất dầu dừa tinh khiết (VCO). Từ việc nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật trong chế biến đã xây dựng "Quy trình công nghệ chiết tách dầu dừa tinh khiết không gia nhiệt từ dừa tươi quy mô thí nghiệm". Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, tính chất lý, hóa của VCO thu được quy mô thí nghiệm so với tiêu chuẩn VCO của APCC và Philippines là tương đương. VCO có thể bảo quản được 3 năm trong bao bì thủy tinh nâu hoặc chai PET xanh chiều dày 0,5mm trong điều kiện nhiệt độ 15oC-27oC, độ ẩm VCO: 0,037%. Lựa chọn thiết bị và thiết kế mặt bằng cho dây chuyền sản xuất VCO quy mô 1.000 lít VCO/h. Từ Quy trình nói trên đã kiểm chứng và hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất quy mô công nghiệp đã xây dựng. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dầu dừa VCO trong quá trình bảo quản: dùng khí Nitơ thay thế không khí trong tank chứa, sử dụng thiết bị rót chuyên dụng cho rót VCO, bao bì: lọ thủy tinh và lọ nhựa có chiều dày 0,5mm, mới theo dõi quá trình bảo quản VCO trong 3 tháng cần tiếp tục theo dõi đánh giá chất lượng VCO sau 3 năm bảo quản. Sản xuất thử nghiệm công nghệ tách VCO trên dây chuyền quy mô công nghiệp từ 1.000 lít sữa dừa/h đến 5.000 lít sữa dừa/h. Sản phẩm VCO được đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, tính chất lý, hóa của VCO thu được so với tiêu chuẩn VCO của APCC và Philippin là tương đương. Bước đầu xây dựng chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu và tính giá thành sản phẩm: giá VCO xuất cưởng: 116.000.000 đồng/tấn. 
  Từ khoá Dầu dừa; Công nghệ gia nhiệt; Chiến tranh; Công nghệ ly tâm 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14348 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127