Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-53-1282 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu tạo cơ chất đặc hiệu cho protease của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 
  Tổ chức chủ trì Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 
  Cơ quan chủ quản Đại học Quốc gia Hà Nội 
  Cơ quan cấp kinh phí Đại học Quốc gia Hà Nội 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Nguyễn Thị Hồng Loan 
  Cán bộ phối hợp GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, TS. Đinh Nho Thái, ThS. Nguyễn Văn Minh 
  Lĩnh vực nghiên cứu 30107. Hóa học lâm sàng và sinh hóa y học 
  Thời gian bắt đầu 07/2014 
  Thời gian kết thúc 04/2017 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 70 tr. 
  Tóm tắt Thiết kế trình tự cơ chất cải biến Peptide CH (Ac-Arg-Lys-Ile-Nle*Nph-Leu-Asp-Gly-Nle-NH2) sử dụng trên máy quang phổ thông thường, phù hợp với nhiều phòng thí nghiệm và cơ chất huỳnh quang Peptide HF theo nguyên tắc FRET (QXL 520-GABA-Ser-Phe-Asn-Phe-Pro-Gln-Ile-Thr-Lys-HiLyte Flour 488-NH2) sử dụng máy quang phổ huỳnh quang cho phản ứng xác định hoạt tính của protease HIV-1. Xác định được một số đặc tính của hai cơ chất thiết kế Peptide CH và HF (nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất và động học của enzyme protease HIV-1 trong phản ứng sử dụng hai cơ chất: Km, Vmax, kcat). Xác định được một số điều kiện hoạt động tối thích của phản ứng thuỷ phân cơ chất huỳnh quang Peptide HF bởi protease HIV-1 (Peptide HF 2 μM, protease HIV-1 100 ng/phản ứng, đệm CH3COONa 100 mM pH 4,7 có NaCl 1 M, EDTA 1 mM, DTT 1 mM, DMSO 5% và BSA 0,5 mg/mL và bảo quản tại nồng độ 0,1 mg/mL trong DMSO ở -80oC). Peptide HF có tính đặc hiệu cao với protease HIV-1; có ái lực và hiệu quả cắt bởi pepsin (một aspartyl protease tương đồng nhất với protease HIV-1) giảm 5 lần so với protease HIV-1. Trong phản ứng sử dụng cơ chất Peptide HF, protease HIV-1 đã bị ức chế bởi một số chất ức chế đặc hiệu đã biết pepstatin A và saquinavir với các giá trị IC50 tương ứng là: 28,5 nM và 6,2 nM tương tự như các công bố trước. Sử dụng Peptide HF làm cơ chất đã xác định được ảnh hưởng của 36 hợp chất thực vật thứ sinh lên hoạt tính của protease HIV-1; trong đó hai acid seco-lanostane-triterpenoid là seco-coccinic F và 24(E)-3,4-seco-9βH-lanost-4(28),7,24-trien-3,26-dioic từ cây Na rừng có hoạt tính ức chế mạnh nhất với các giá trị IC50 tương ứng 1,0±0,03 μM và 0,05±0,009 μM theo cơ chế ức chế không cạnh tranh (uncompetitive) và không gây độc với dòng tế bào thường HEK 293T tại nồng độ cao hơn nhiều lần so với nồng độ ức chế protease HIV-1. Như vậy, có thể sử dụng Na rừng cho các bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam và hai seco-lanostane triterpenoid này có tiềm năng phát triển thuốc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. Ngoài ra nghiên cứu cũng lần đầu công bố khả năng ức chế protease HIV-1 của một số Lignans, saponin phân lập từ cây rau gai thối. Trong đó, 21-Nonyl prtheduloside G - một saponin mới có khả năng ức chế protease HIV-1 mạnh nhất (IC50 = 2 μM). 
  Từ khoá Hóa sinh học; HIV; AIDS 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14472 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127