Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-70-1239 
  Tên nhiệm vụ Đoàn thanh niên với việc đổi mới nội dung, phương thức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông giai đoạn hiện nay 
  Tổ chức chủ trì Viện Nghiên cứu Thanh niên 
  Cơ quan chủ quản Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 
  Cơ quan cấp kinh phí Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Phan Thanh Nguyệt 
  Cán bộ phối hợp ThS. Vũ Thị Bích Thảo, ThS. Lê Thanh Khiết, ThS. Nguyễn Thị Thoa, ThS. Trần Thị Thu Hà, Vũ Thị Thái Hà, ThS. Lương Thanh Phong, Trần Thị Dung 
  Lĩnh vực nghiên cứu 50301. Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,.. 
  Thời gian bắt đầu 01/2016 
  Thời gian kết thúc 12/2016 
  Năm viết báo cáo 2016 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 164 tr. 
  Tóm tắt Đánh giá hiệu quả của các nội dung tư vấn hướng nghiệp (TVHN) thấy rằng đa số các nội dung tư vấn được học sinh đánh giá hiệu quả mới ở mức trung bình. Chỉ có 3 trên 8 nội dung được học sinh đánh giá là mang lại hiệu quả gồm nội dung cung cấp thông tin về nghề nghiệp, việc làm và thị trường lao động; cung cấp thông tin tuyển sinh và các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; tư vấn về định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Một số nội dung học sinh cho rằng họ chưa được biết đến nhiều và mức độ hiệu quả còn thấp như: Về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực, về các chính sách cho học sinh đối với vấn đề nghề nghiệp, việc làm, cung cấp các địa chỉ tìm kiếm thông tin về tư vấn hướng nghiệp. Đánh giá về sự phù hợp của các nội dung cho thấy có hơn ½ số học sinh tham gia khảo sát cho rằng các nội dung tư vấn chưa thực sự phù hợp và cần phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Chỉ có gần ½ số học sinh cho rằng đã phù hợp và đáp ứng yêu cầu. Đây là một trong những cơ sở cho thấy cần thiết phải đổi mới nội dung TVHN cho học sinh THPT để đáp ứng với tình hình, điều kiện hiện nay. Đánh giá về hiệu quả của các phương thức thức cho thấy chỉ có 5/13 phương thức được thanh niên học sinh đánh giá đạt hiệu quả trong thời gian qua gồm: 1/ Thông qua tham quan, trải nghiệm các nghề trong thực tiễn; 2/ Thông qua các phong trào, hoạt động của Đoàn; 3/Thông qua các tấm gương thành đạt trong học tập, nghề nghiệp, việc làm; 4/ Thông qua tham quan các cơ sở đào tạo, các cơ sở làm việc; 5/ Thông qua các Trung tâm Dạy nghề TN, Trung tâm Dịch vụ việc làm TN của Đoàn. 5 phương thức trên đều là những phương thức tư vấn trực tiếp và gắn liền với thực tiễn. Nhóm các phương thức mang tính tư vấn gián tiếp như tư vấn thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua mạng internet, thông qua báo chí, ấn phẩm sách báo, vật phẩm... không được thanh niên học sinh đánh giá cao. Đánh giá về sự phù hợp của các phương thức: Có trên dưới 1/2 những người trong số họ cho rằng các phương thức đưa ra cần đổi mới để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện nay. Ba phương thức cần tập trung đổi mới nhiều nhất là: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng; Thông qua các website của Đoàn; Qua các ấn phẩm sách báo, các chuyên trang, chuyên mục, báo chí của đoàn. Đánh giá về quy trình tư vấn hướng nghiệp của tổ chức Đoàn: Xem xét đánh giá về quy trình tư vấn mà học sinh đã được tham gia cho thấy, đại đa số học sinh mới được tham gia ở bước 1 và bước 2 đó là người tư vấn tìm hiểu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh và cung cấp thông tin về các ngành nghề và đặc điểm các nghề trong xã hội; thông tin về thị trường lao động, thông tin về các cơ sở đào tạo nghề,…với nhiều hình thức khác nhau. Chỉ một số ít học sinh được tham gia ở bước 3 và bước 4 đó là bước tư vấn giúp cho cá nhân khám phá về bản thân mình thông qua việc trao đổi với nhân viên tư vấn; Có sự phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa đặc điểm cá nhân và yêu cầu của nghề nghiệp và theo dõi sau khi kết thúc. Người tư vấn tiếp tục theo dõi, giữ liên lạc và sẵn sàng trợ giúp nếu học sinh chưa thấy hài lòng với kết quả tư vấn hoặc giải tỏa những khó khăn gặp phải trong quá trình chọn nghề. Nhu cầu/mong muốn của học sinh THPT về các nội dung, phương thức tư vấn hướng nghiệp của Đoàn: 3 nội dung học sinh mong muốn được tư vấn nhất là mong muốn có đầy đủ các thông tin về nghề nghiệp lựa chọn, muốn có sự phân tích đúng khả năng của bản thân so với nghề lựa chọn và mong muốn được tư vấn lựa chọn ngành, nghề phù hợp. 5 phương thức được học sinh mong muốn nhiều nhất: 1/ Tổ chức các buổi tư vấn có mời chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; 2/ Tổ chức cho học sinh tham quan mô hình đào tạo nghề và thực hành (các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng hoặc các công ty, các viện nghiên cứu,...); 3/ Tổ chức kết hợp tư vấn hướng nghiệp với các hình thức hoạt động ngoại khóa; 4/ Tổ chức cho học sinh trao đổi với những người đang làm việc tại các cơ sở, tổ chức ngành nghề khác nhau nói chuyện về nghề nghiệp của họ; 5/ Tổ chức cho học sinh được học và thực hành một nghề nào đó trong quá trình học tại trường THPT. Cả 5 phương thức tư vấn trên đều là những phương thức tư vấn trực tiếp, và có sự trải nghiệm thực tiễn. 
  Từ khoá Đoàn thanh niên; Trung học phổ thông; hướng nghiệp 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14429 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127