Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-24-1244 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý cho các mỏ khai thác than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn 
  Tổ chức chủ trì Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp - Vinacomin 
  Cơ quan chủ quản Bộ Công thương 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Công thương 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Lê Đức Phương 
  Cán bộ phối hợp KS. Lê Văn Thới, KS. Đoàn Bích Nga, KS. Nguyễn Thị Thủy, KS. Lê Đức Đạt, KS. Trần Thanh Hằng 
  Lĩnh vực nghiên cứu 20705. Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất 
  Thời gian bắt đầu 01/2016 
  Thời gian kết thúc 06/2017 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 32 tr. 
  Tóm tắt Đặc điểm địa chất thủy văn của các mỏ lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn. Tổng quan về các thiết kế, tình hình khai thác trong những năm gần đây và phương hướng khai thác trong thời gian tới của các mỏ than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn. Các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn là các mỏ khai thác than lộ thiên lớn của Việt Nam, đều đã được khai thác xuống sâu dưới mức thoát nước tự chảy từ nhiều năm nay và còn tồn tại khoảng 25 năm nữa, hay nói cách khác còn phải tiến hành bơm thoát nước cưỡng bức trong hàng chục năm tiếp theo. Từ trước tới nay việc tính toán thoát nước cưỡng bức trong các dự án đầu tư và thiết kế đối với các mỏ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên lớn và sâu trong điều kiện khí hậu mưa mùa nhiệt đới nói chung và các mỏ khai thác than lộ thiên Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn nói riêng là chưa phù hợp với thực tế sản xuất qua quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. Để phù hợp với thực tế sản xuất và khoa học nhất, việc tính toán số máy bơm của một trạm phải thỏa mãn điều kiện bơm hết lượng nước của tháng lớn nhất có để lại duy trì đáy moong bị ngập nước ở một mức nhất định, đồng thời tháng cuối mùa mưa phải bơm cạn nước ở đáy moong để tiến hành khai thác bình thường. Tức là tháng cuối mùa mưa phải bơm hết lượng nước duy trì của các tháng trước và lượng nước chảy vào mỏ trong tháng đó. Kết quả tính toán cho thấy số lượng máy bơm của một trạm phù hợp với số máy bơm được đầu tư trong thực tế sản xuất và chỉ bằng 1/3 số máy bơm được tính toán theo phương pháp đã tính trong các dự án và thiết kế trước đây. Hoàn thiện được phương pháp và đưa ra được công thức tính toán thoát nước cưỡng bức hợp lý cho các mỏ khai thác lộ thiên lớn và sâu nói chung và các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn nói riêng phù hợp với thực tế sản xuất và với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. 
  Từ khoá Mỏ than lộ thiên; Thoát nước; Khai thác than 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14434 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127