Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-45-1166 
  Tên nhiệm vụ Liên kết nội vùng Tây Nguyên hiện nay: Thực trạng và giải pháp 
  Tổ chức chủ trì Học viện Chính trị Khu vực III 
  Cơ quan chủ quản Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 
  Cơ quan cấp kinh phí Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ PGS.TS. Lê Văn Đính 
  Cán bộ phối hợp ThS. Trần Thị Minh An, ThS. Nguyễn Thị Linh Giang, TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, TS. Trương Thị Như Yến, ThS. Mai Thị Hồng Liên, ThS. Đặng Thị Vân, ThS. Lê Thị Thi, PGS.TS. Đặng Văn Mỹ, ThS. Nguyễn Văn Nam, ThS. Phạm Ngọc Đại, ThS. Lê Hưng 
  Lĩnh vực nghiên cứu 50603. Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị 
  Thời gian bắt đầu 01/2016 
  Thời gian kết thúc 06/2017 
  Năm viết báo cáo 2017 
  Nơi viết báo cáo Hà Nội 
  Số trang 158 tr. 
  Tóm tắt Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết vùng, liên kết nội vùng, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước ta về liên kết vùng, khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong liên kết vùng ở nước ta thời gian qua. Phân tích thực trạng liên kết nội vùng Tây Nguyên trên lĩnh vực quy hoạch tổng thể, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đặc biệt là hạ tầng giao thông trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, du lịch, xúc tiến đầu tư và liên kết giữa các doanh nghiệp. Đưa ra các giải pháp liên kết nội vùng Tây Nguyên trong thời gian tới nhằm từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Liên kết nội vùng là một hình thức liên kết vùng, đó là liên kết giữa các địa phương trong phát triển dựa trên lợi thế so sánh và sự phân công phối hợp giữa các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương trong vùng, động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, có tiềm năng lợi thế to lớn về đất đai, khoáng sản, tài nguyên khí hậu đặc thù và hệ động, thực vật đa dạng, phong phú để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung. Hệ thống danh lam thắng cảnh thuận lợi để phát triển du lịch, có điều kiện thuận lợi để phát triển điện năng và ngành công nghiệp nhôm Alumin quy mô lớn của đất nước. 
  Từ khoá Tây Nguyên; Chính trị; Khoáng sản 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14356 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127