Untitled Document
Hôm nay, 21/9/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Số đăng ký KQ 2017-02-1203 
  Tên nhiệm vụ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long 
  Tổ chức chủ trì Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
  Cơ quan chủ quản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
  Cơ quan cấp kinh phí Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Bộ 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Nguyễn Thúy Kiều Tiên 
  Cán bộ phối hợp GS.TS. Nguyễn Thị Lang, TS. Lương Minh Châu, TS. Trần Thị Thanh Xà, TS. Bùi Thị Dương Khuyều, ThS. Phạm Thị Thu Hà, KS. Võ Thị Trà My, KS. Trịnh Thị Lũy, KS. Châu Thanh Nhã, TS. Cao Văn Phụng 
  Lĩnh vực nghiên cứu 40103. Cây lương thực và cây thực phẩm 
  Thời gian bắt đầu 06/2012 
  Thời gian kết thúc 06/2016 
  Năm viết báo cáo 2016 
  Nơi viết báo cáo Cần Thơ 
  Số trang 98 tr. 
  Tóm tắt Lai tạo thành công 35 tổ hợp lai đơn và bổ sung 13 tổ hợp lai BC. Từ các quần thể phân ly F5, F6 đã chọn lọc được 25 dòng ưu tú để đánh giá tiếp tục về độ thuần, phẩm chất, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh. Trong 205 dòng BC3 chuyển qua có ba dòng cho năng suất cao là dòng 389204, dòng 359-1-1-92, dòng 389-204 (6,8 tấn/ha). Phân tích 231 dòng BC4F2 ghi nhận có dòng cho năng suất khá tốt nhưng độ thuần của hạt nếp còn biến động. Có 20 dòng so sánh năng suất và thành phần năng suất trong bộ lai hồi giao, chọn ra ba dòng tốt nhất là số 6 (OM31/TLR403(F7)),15 (OM31L/OM7348(F8)),và số 19 (OM403/OM85//OM403(BC3F2)). Trong bộ lai đơn có 3 dòng 389-204-17, kế đến là các dòng 325-1-1-92-14387-202-17390-205-22 là những dòng có năng suất thấp (từ 5 đến 6 tấn/ha). Đối với 14 dòng hậu kỳ ghi nhận: số hạt chắc/bông của các giống không có không có sự chêch lệch lớn. Các giống có sự ổn đinh về số hạt chắc/bông giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu: OM 46L, TLR 348, TLR 530, OM 7365, OM 33Lvà TLR 403. Qua phân tích số liệu của các dòng triển vọng cho thấy có 3 dòng/giống có triển vọng về năng suất và thành phần năng suất là các dòng: TLR348 (thời gian sinh trưởng ngắn 96 - 102 ngày, chiều cao cây 97-105, số bông trên m2 từ 298 -442 bông/m2, số hạt chắc trên bông 81- 133 hạt, tỷ lệ lép 20,7 - 27,8 %, năng suất 5,28-7,83 tấn/ha). OM46L (thời gian sinh trưởng ngắn 98 - 104 ngày, chiều cao cây 86-107, số bông trên m2 từ 280 -385 bông/m2, số hạt chắc trên bông 92- 123 hạt, tỷ lệ lép 20 - 20,07 %, năng suất 4,45-7,73 tấn/ha). TLR403 (thời gian sinh trưởng ngấn 90 -102 ngày, chiều cao cây 97-101, số bông trên m2 từ 303 -321 bông/m2, số hạt chắc trên bông 120-127 hạt, tỷ lệ lép 18-31 %, năng suất 4,43-7,19 tẩn/ha). Kết quả khảo nghiệm vùng sinh thái tại các tỉnh Long An,Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ cho thấy: các giống nếp OM46L, OM31L và OM7928 có năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng OM85 (6,50 tấn/ha). Xét về khả năng thích nghi tốt trên các vùng sinh thái chỉ có hai giống OM30L, TLR 700 phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 5 môi trường, các giống còn lại vẫn còn biến động nhiều. 
  Từ khoá Giống lúa; Lúa nếp; Đồng bằng sông Cửu Long 
  Nơi lưu trữ 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội 
  Ký hiệu kho 14393 
 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127